๑۩۞۩๑ Lớp 12B1-Trường THPT Phạm Thành Trung ๑۩۞۩๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

๑۩۞۩๑ Lớp 12B1-Trường THPT Phạm Thành Trung ๑۩۞۩๑

—¤÷(`[¤* ( GNV Production ) *¤]´)÷¤—
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Hosting Miễn phí, tên miền Việt Nam cũng khá đẹp
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT PHẠM THÀNH TRUNG  I_icon_minitimeSat Dec 08, 2012 11:57 pm by nghia101767

» PORTABLE ADOBE DREAMWEAVER CS6
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT PHẠM THÀNH TRUNG  I_icon_minitimeSat Dec 08, 2012 11:46 pm by nghia101767

» CLOVER - WINDOW EXPLORER MANG PHONG CÁCH TRÌNH DUYỆT GOOGLE CHROME
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT PHẠM THÀNH TRUNG  I_icon_minitimeSat Dec 08, 2012 11:40 pm by nghia101767

» FILE SPLITTER AND JOINER V3.3 - Phần mềm cắt ghép file
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT PHẠM THÀNH TRUNG  I_icon_minitimeSat Dec 08, 2012 11:36 pm by nghia101767

» Photoshop CS6 Portable
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT PHẠM THÀNH TRUNG  I_icon_minitimeSat Dec 08, 2012 11:33 pm by nghia101767

» Active Winrar
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT PHẠM THÀNH TRUNG  I_icon_minitimeSat Dec 08, 2012 11:27 pm by nghia101767

» 1 y kien nho
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT PHẠM THÀNH TRUNG  I_icon_minitimeSat Dec 08, 2012 11:23 pm by nghia101767

» Thông báo Group Facebook và truongxua.vn
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT PHẠM THÀNH TRUNG  I_icon_minitimeWed Aug 29, 2012 2:42 pm by Admin

» e trai a Nhân rãnh lên post hình chơi :D
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT PHẠM THÀNH TRUNG  I_icon_minitimeTue Jul 31, 2012 7:02 pm by nghiano1230

» Phim hoạt hình Pokemon - Thuyết minh link mediafire trọn bộ Full
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT PHẠM THÀNH TRUNG  I_icon_minitimeSat Jul 28, 2012 7:23 pm by nghia101767

Tin tức
Họp lớp 2012
SĐT Liên lạc
Đạt: 01669988934
Hoàng: 01672396507
Vinh: 01229981664
Nhân: 01695195211
Giang: 01694465649
: 0985605721
Quí: 0926687479
Kiều: 0907940 349
Nguyệt: 01649901970
T.Yến: 01883397033
Khang: 01694465595
M.Yến: 0933639013
Long: 01883084531
Tuấn B: 0987896711
Q.Đại: 01226782752
T.Thanh: 0972158077
T.Anh: 0907045476
Tuấn B: 0987896711
Phát: 01694447531
Khương: 01652851083
Tâm: 0974267327
Tốt: 0979176290
H.Thanh: 01694466134
Vy: 01656018223
My: 01635766932
Dương: 01652113749
Ngọc: 01633363137
Duyên: 01883084203
Thoa: 01698691265
Q.Tuấn: 01673680439
Sang: 0934847161
Nick YH Liên Lạc
Vinh:
Nhân:
Vũ:
Giang:
Nguyệt:
Quí:
Yến:
Kiều:
Hoàng:
T.Thah
T.Anh:
Q.Đại:
Dương:
Ngọc:
Đạt:
Tuấn A:
Khang:

 

 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT PHẠM THÀNH TRUNG

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 180
Points : 418

Birthday : 15/12/1992
Join date : 27/09/2009
Age : 31
Đến từ : 12B1
Biệt danh : Heligun11

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT PHẠM THÀNH TRUNG  Empty
Bài gửiTiêu đề: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT PHẠM THÀNH TRUNG    QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT PHẠM THÀNH TRUNG  I_icon_minitimeSun Feb 26, 2012 3:58 pm



Tiền thân trường THPT Phạm Thành Trung: Tiểu học An Hữu tọa lạc tại ấp 1 (An Nhơn) có 12 lớp học, các hiệu trưởng tiền nhiệm là Thầy Thể, Thầy Dương Thành Mậu (lớn) và Thầy Trần Văn Mậu (nhỏ). Học hết bậc tiểu học, học sinh phải thi vào bậc Trung học ở Mỹ Tho, Cai Lậy, Cái Bè hoặc vào trường tư thục Nguyễn Huệ (ngang Huyện đội bây giờ).

1. Giai đoạn trường Trung tiểu học An Hữu:
Đến năm học 1962-1963; do yêu cầu của phụ huynh học sinh và chính quyền xã, Bộ Giáo dục có Nghị định thành lập trường Trung tiểu học An Hữu và mở lớp đệ thất (lớp 6) đầu tiên với 50 học sinh. Học sinh là con em dân các xã từ Mỹ Đức Tây đến Mỹ Thuận, một số đến từ Cái Bè, Mỹ Tho dự thi và trúng tuyển về học tại trường.

2. Giai đoạn Trung học Giáo Đức:
Năm 1966, thầy Trần Văn Bân chuyển sang công tác thanh tra, thầy Lại Xuân Quốc đảm nhận chức vụ thay thế. Lúc này, trường đổi tên là Trung học Giáo Đức. Cũng từ năm học này, do học sinh tiểu học phát triển nhiều, mỗi năm trường tuyển thêm một lớp đệ thất và phát triển dần lên, các lớp tiểu học chuyển dần về các điểm trường ấp.

Do điều kiện chiến tranh, đầu năm 1968 đến năm 1971, trường chuyển địa điểm sang học tại ngã ba An Thái Trung (điểm trường THCS An Thái Trung hiện nay). Vì chỉ là trường Trung học đệ nhất cấp nên học hết đệ tứ (lớp 9) học sinh phải chuyển đi học ở Cái Bè, Cai Lậy và Vĩnh Long.

Đến năm 1969: thầy Lại Xuân Quốc thuyên chuyển công tác, Cô Hoàng Thị Minh Châu thay thế. Năm 1971, Cô Châu lại chuyển đi, Thầy Trần Nam Tuấn về thay. Từ năm học 1969 – 1970, trường mở thêm hai lớp đệ tam (lớp 10). Trong giai đoạn này, một phần do chiến tranh, một phần do học sinh lớn tuổi phải nghỉ học, một số trúng tuyển vào trường Kỹ thuật Vĩnh Long, nên hằng năm trường phải tuyển bổ sung vào một số học sinh của trường Nguyễn Huệ và các trường khác mới đủ sĩ số lớp. Một số học sinh của trường giác ngộ cách mạng tham gia kháng chiến chống Mỹ ở độ tuổi 16 – 17 và không ít anh chị đã hy sinh như Đoàn Thị Phiến, Hà Bắc Sơn, Lê Doãn Sĩ, Lê Thành trung, Huỳnh Văn Tòng,…. Một số hiện nay vẫn còn tham gia công tác và đảm nhận các chức vụ trong bộ máy Đảng, chính quyền, quân đội, đoàn thể ở Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh bạn và trong tỉnh nhà.

Đa số Thầy Cô là những người từ nơi khác đến, rất ít Thầy Cô địa phương. Khoa thi Tú tài đầu tiên 1973 và những năm kế tiếp, mặc dù là trường mới có học sinh tham dự nhưng tỉ lệ đỗ đạt cao không thua kém bất cứ trường nào trong tỉnh, có những anh chị đỗ cao như Nguyễn thị Nên, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Lê Tấn Đức,…
3. Giai đoạn PT cấp II – III An Hữu:
Hòa bình lập lại, năm 1975, trường Trung học Giáo Đức xác nhập cùng các đơn vị Trung học Nguyễn Huệ và trung học Nông lâm súc hình thành trường PT cấp II – III An Hữu với 40 lớp và trên dưới 2.000 học sinh. Thầy Nguyễn thanh Tâm (bộ đội chuyển sang) làm trưởng ban điều hành nhà trường, Thầy Nguyễn Đức Thanh phó ban. Thầy Cô cũ được bố trí dạy lại và nhanh chóng thích ứng với quan điểm, chương trình, nội dung giáo dục trong giai đoạn chuyển tiếp. Hàng trăm học sinh của trường, đa số là con em gia đình cách mạng, cơ sở hợp pháp nối tiếp cha anh tham gia chính quyền và các ngành ở cấp xã, huyện và trưởng thành đến nay.
4. Giai đoạn PTTH An Hữu:
Do xu thế phát triển chung của xã hội, việc cần thiết phải mở trường bán công giải quyết đầu vào của học sinh cấp 3. Năm học 1990 – 1991, trường THPT bán công Lê Thanh Hiền hình thành, phổ thông cấp II An Hữu sáp nhập chung với phổ thông cấp III An Hữu để trở thành trường PTTH An Hữu.

Năm học 1990 – 1991, 1991 – 1992 nhờ có trường THPT Bán công Lê Thanh Hiền nên việc tuyển sinh không gặp khó khăn. Giai đoạn này qui mô trường lớp chưa phát triển mạnh, số học sinh cấp II khoảng 26 lớp, số học sinh cấp III trên 20 lớp, số lượng học sinh hằng năm trên 2000 học sinh.

Dần dần trường THPT bán công Lê Thanh Hiền cắt bỏ cấp II, chỉ tuyển vào trường học sinh lớp 10, việc tuyển sinh lớp 6 của trường PTTH An Hữu từ từ rút lại mỗi năm chỉ tuyển khoảng 5 đến 6 lớp đạt 70 %, số còn lại tiếp tục học nhờ trường xã bạn.

Năm học 1997 – 1998 do qui mô trường lớp, các xã bạn không thể tiếp nhận lượng học sinh thừa của xã An Hữu. Phòng GD và UBND xã an Hữu phải thực hiện giải pháp đối phó bằng cách tuyển hết học sinh lớp 6 vào và chuyển một số lớp cấp 2 xuống học nhờ điểm An Trí A của cấp I (trong vòng 2 năm).

Năm học 1999 – 2000 xã đã cất cho trường 3 phòng học ở điểm An Trí C để cấp II học. Năm học 2000 – 2001 cất tiếp 5 phòng, song song đó trường PTTH An Hữu mới cũng được xây dựng đến năm học 2001 – 2002 học sinh cấp III chuyển về điểm mới ở ấp 2 xã An Thái Trung (khối lớp 10, 11).

Đây là giai đoạn không mấy thuận lợi trong công tác quản lý việc dạy và học.
* Về cơ sở vật chất: 12 năm liền tại điểm chính xây dựng thêm được 4 phòng học bán kiên cố, mọi sửa chữa chỉ mang tính chắp vá. Thời gian đầu do số lượng lớp học hai cấp còn ít nên trường còn dư phòng để bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
Càng về sau số lượng học sinh ngày càng tăng có năm lên đến 63 lớp với hơn 2500 học sinh cho nên phòng học từng buổi không dư, tất cả các phòng học hiện có đều trưng dụng làm lớp học; việc tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức thi học kỳ là cả vấn đề nan giải.
* Trang thiết bị phục vụ dạy và học: thiếu nhiều, không có phòng để thực hành thí nghiệm, việc sử dụng đồ dùng dạy học gặp nhiều khó khăn do phương tiện phục vụ mọi việc đều mang tính đối phó.
* Đội ngũ giáo viên: có một số ít bỏ nghề, việc phân công bổ nhiệm hằng năm có hạn, có nhiều năm giáo viên quá thiếu, Thầy Cô cấp II phải tăng cường lên dạy cấp III, (đặc biệt là môn Anh Văn); Thầy Cô cấp III phải giảng dạy một số lớp cấp II (môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa,…).
Do có nhiều điểm trường (điểm chính, điểm An Trí C, điểm THPT mới) liên tục 3 năm sau cùng Giáo viên dạy hàng buổi phải chạy tới chạy lui, chạy lên chạy xuống trong những giờ chuyển tiết rất mệt, mất thời gian.
* Về học sinh: do đặc điểm từng cấp nên việc sinh hoạt có những mặt không phù hợp cho 2 đối tượng học sinh, như: thực hiện thể dục giữa giờ, hoạt động cắm trại,…. Học sinh nhiều điểm nề nếp kỷ cương ở các điểm phụ không bằng điểm chính.
* Công tác quản lý: Ban Giám Hiệu có 3 người phải giải quyết lượng công việc quá nhiều nên không sâu sát ở các điểm, việc nắm bắt thông tin không đầy đủ và kịp thời.
Mặc dù khó khăn rất nhiều, có một số việc làm mang tính đối phó nhưng Thầy Cô nhà trường vẫn thể hiện được quyết tâm của mình, phấn đấu vượt khó không ngừng vươn lên, có một số năm đạt trường tiên tiến cấp Tỉnh, nhiều Thấy Cô đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua, Giáo viên dạy giỏi, học sinh hằng năm đỗ tốt nghiệp khá cao, có rất nhiều học sinh Giỏi vòng Huyện, vòng Tỉnh, thi đậu vào Đại học với tỉ lệ tương đối. Nhiều học sinh trưởng thành và có những đóng góp xứng đáng cho xã hội trên nhiều lĩnh vực.

Năm học 2002 – 2003, cấp II cấp III lại tách ra. Cấp III về điểm mới tại ấp 2 xã An Thái Trung, cách Quốc lộ 1A 500 mét về phía Bắc;(cấp II ở lại tiếp nhận cơ sở cũ). Hiệu trưởng là thầy Trần Ngọc Mưu, Phó Hiệu trưởng là thầy Ngô Hải Hoanh; trường có 36 lớp với 1484 học sinh và đổi tên thành Trường Trung học Phổ thông Phạm Thành Trung QĐ số: 3657/QĐ-UB ngày 25/9/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.

Từ năm học 2007 - 2008 trường có 42 lớp với 1824 học sinh, 24 phòng học, 02 phòng thực hành – thí nghiệm, 02 phòng vi tính với 46 máy, 03 phòng học bộ môn. Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên 83 người gồm: Ban Giám hiệu 04, Hiệu trưởng là thầy Ngô Hải Hoanh và 03 Phó Hiệu trưởng là thầy Ngô Quang Dũng, thầy Phan Ngọc Thanh, cô Huỳnh Thị Phượng, giáo viên đứng lớp 73; 02 bảo vệ; 01 tạp vụ; 01 học vụ; 01 kế toán và 01 văn thư, Chi bộ có 13 Đảng viên với 02 nữ. Về trình độ có 01 thạc sĩ, 7 đang học sau Đại học, 04 đang hoàn chỉnh Đại học, 03 đang học Cán bộ quản lý và 01 Cao Đẳng.

Đến năm học 2009- 2010: có sự thay đổi tương đối lớn về đội ngũ Quản lý của trường: Thầy Hiệu phó Ngô Quang Dũng được Sở GD & ĐT rút về làm Phó chánh thanh tra Sở GD & ĐT Tiền Giang; Thầy Ngô Hải Hoanh về làm Hiệu trưởng trường THPT Lê Thanh Hiền – theo kế hoạch luân chuyển Cán bộ trong ngành GD- Thầy Huỳnh Thiện Chí (nguyên là Hiệu trưởng trường THPT Lê Thanh Hiền) làm Hiệu trưởng trường THPT Phạm Thành Trung.
Về Đầu Trang Go down
https://12b1.forumvi.net
 
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT PHẠM THÀNH TRUNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NHỮNG THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA TRƯỜNG THPT PHẠM THÀNH TRUNG
» Download Hình Lớp 12B1 THPT Phạm Thành Trung (Update thường xuyên)
» Phạm Thành Trung - Offline tại TP HCM
» Xem hình ảnh của Thanh nè!
» Tác phẩm của Vinh - Đổi thể loại rồi!!!!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
๑۩۞۩๑ Lớp 12B1-Trường THPT Phạm Thành Trung ๑۩۞۩๑ :: Giao lưu :: (¯`•[ Chia sẽ - Tám chuyện ]•´¯)-
Chuyển đến